Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Tết Trung Thu Bài Viết Hay Nên Đọc

Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, thì tất cả mọi người dân Việt Nam lại nô nức để đón tết trung thu. Tết trung thu hay còn gọi là tết trong trăng, tết đoàn viên. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Đây cũng là dịp tết mà các bạn trẻ trông đợi nhất. Tết trung thu, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, hát trống quân, trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát trung thu và cùng nhau “phá cỗ”.

Ngoài ra tết trung thu là dịp để các bậc phụ huynh dành thời gian và tình cảm cho con em của mình, là cơ hội để các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến đời sống của toàn bộ CBCNV của công ty.

Chính vì thế mà các doanh nghiệp hiện nay đang băn khoăn để lựa chọn ra cho mình một đơn vị tổ chức trung thu phù hợp nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, D2 Events chũng tôi luôn sẵn sàng đồng hành để mang lại cho quý khách những chương trình Trung thu ý nghĩa nhất. Mọi nhu cầu tổ chức trung thu cho bé trọn gói tại Đà Nẵng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 096 58 68 568 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU

 

nguon-goc-y-nghia-tet-trung-thu

 

Nguồn gốc trung thu

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Hoa. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng.

Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Ý nghĩa của tết Trung thu đối với người Việt

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.

Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc qúy mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.

Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu. Con lân tượng trưng cho niềm an lành, thịnh vượng.

Bánh trung thu, bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.

Ăn bánh trung thu cũng là nội dung quan trọng của tết Trung Thu. Thông thường bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.

Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp

Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.

Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. 

Xem thêm: Tin Tức Sự Kiện Đà Nẵng

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC TẾT TRUNG THU CHUYÊN NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG D2 EVENTS

 

don-vi-to-chuc-trung-thu-chuyen-nghiep-tai-da-nang-d2-media

 

Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong tổ chức Tết trung thu tại Đà Nẵng, D2 Events chúng tôi đã đem đến nhiều chương trình rất ý nghĩa cho các bé vào dịp lễ tết thú vị này.

Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết D2 Events cam kết sẽ mang lại cho quý khách một kịch bản chỉnh chu, chi tiết, sáng tạo và không nhàm chán.

Còn chần chờ gì nữa, quý khách đang có nhu cầu tổ chức trung thu tại Đà Nẵng đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Đem lại sự hài lòng cho khách hàng là phương châm hàng đầu của D2 Events.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty tổ chức sự kiện uy tín tại Đà Nẵng D2 Events

Địa chỉ: 179 Nguyễn Sắc Kim, Đà Nẵng

Hotline: 096 58 68 568

Email: sales@d2events.com

D2 Events hân hạnh được phục vụ quý khách!